banner  

Tầm nhìn khác biệt của một doanh nghiệp gỗ

Thứ bảy, 21/05/2022

Trong khi nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đang đau đầu với các yêu cầu liên quan nguồn gốc gỗ nguyên liệu thì Gỗ Đức Thành đã đạt “chuẩn” từ khi khái niệm nguồn gốc xuất xứ gỗ vẫn còn khá xa lạ. Và giờ đây, doanh nghiệp này lại muốn “đi trước một bước” khi bắt đầu chuyển đổi sang nguồn điện xanh, sạch, một nguồn nhiên liệu dự báo sẽ là xu thế tất yếu trong tương lai.


Chú trọng nguồn gốc xuất xứ gỗ từ thuở mới thành lập, GDT đang gặt hái quả ngọt
Số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết năm 2021, mặc dù đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành hàng, nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam vẫn đạt gần 16 tỷ USD, tăng 20,7% so với năm 2020.

Bước sang năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2021. 

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao. Hiện gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu tuy nhiên tỷ trọng gỗ cây trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40% trong tổng lượng gỗ khai thác. 

Điều này đồng nghĩa 60-70% tỷ trọng còn lại là gỗ nhập khẩu. Theo đại diện Vifores bài toán cần thiết hơn bao giờ hết đặt ra cho ngành là làm thế nào Việt Nam chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào, tiến tới thay thế nguồn gỗ nhập khẩu hiện đang ở con số 5-6 triệu m3 mỗi năm. Bởi việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài khiến ngành hàng nằm ở thế bị động.

Minh chứng là biến động lớn từ đại dịch COVID-19 và gần đây là căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm chặn nguồn cung gỗ nguyên liệu của Nga ra thế giới, làm cho giá gỗ nguyên liệu của châu Âu tăng vọt. Trong khi Việt  Nam đang nhập khẩu từ hai nguồn chính là châu Âu và Bắc Mỹ.

Đây là thực tế khó khăn của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều là nổi lên trên mặt bằng chung đó có những doanh nghiệp lại hiển nhiên “thoát nạn” khỏi bối cảnh chung, nhờ hướng đi đúng đắn của riêng mình. Điển hình có thể kể đến như Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành (Mã CK: GDT) đã kinh qua nhiều cuộc khủng hoảng, nhất là những khủng hoảng về nguồn cung nguyên liệu, một cách an toàn và bền vững, nhờ việc chủ động nguồn gỗ cây trồng trong nước thay vì phải phụ thuộc vào gỗ nhập khẩu.


Ông Lê Hồng Thắng, Giám đốc Gỗ Đức Thành, cho biết, từ những ngày đầu thành lập GDT đã có định hướng là luôn chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ gỗ và chỉ sử dụng gỗ cây trồng, cụ thể là gỗ sao su.

Chia sẻ về “nguồn gốc” của định hướng này, đại diện Gỗ Đức Thành hồi tưởng về cách đây 30 năm và cho biết trong hành trình đi tìm ngành nghề, loại hình kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà sáng lập Gỗ Đức Thành là ông Lê Ba khi ấy nhận thấy nguồn gỗ tự nhiên đang bị tàn phá, trong khi đó nguồn gỗ cao su thanh lý sau thời gian lấy mủ lại bị bỏ đi lãng phí.

Vì lẽ đó, ông Lê Ba đã đi sâu vào tìm hiểu và sau thời gian nghiên cứu, ứng dụng nhiều phương pháp để cuối cùng thành công trong việc tận dụng nguồn gỗ cao su thanh lý, vốn chỉ được đem đi làm củi, trở thành nguồn nguyên liệu sản xuất cho ngành hàng, đặc biệt là cho chính công ty Gỗ Đức Thành. 

“Đó là quá trình gian nan để biến một thứ vứt đi thành nguồn nguyên liệu có giá và đặc biệt, không giống với nhiều nguồn nguyên liệu khác, nguồn gỗ cao su này tự nó sẽ tái tạo trong tương lai bởi các nông trường luôn có kế hoạch trồng mới và cần thanh lý nguồn gỗ hết hạn lấy mủ, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chế biến gỗ tự động có nguồn nguyên liệu dự trữ cho tương lai mà không cần phải đầu tư nhiều.

Đây là điều rất quý với doanh nghiệp, gần như là nguồn nguyên liệu không bao giờ cạn kiệt khi ngành “vàng trắng” là mủ cao su vẫn tiếp tục phát triển”, Chủ tịch HĐQT Lê Hải Liễu chia sẻ.

Cũng theo doanh nghiệp, sau nhiều năm, định hướng này vẫn tiếp tục đúng đắn. Bởi nó phù hợp xu thế của thế giới hiện nay là tái sử dụng để bảo vệ nguồn tài nguyên và gỗ cây cao su hoàn toàn “khớp” với yêu cầu này bởi sau quy trình lấy mủ, cây cao su thành phế thải, nhưng khi áp dụng kỹ thật “chuyển hóa” chuyên ngành như rút hết mủ, bơm vào chất bảo quản phù hợp… những câycao su phế thải đó trở thành một nguồn nguyên liệu mới, mang giá trị mới cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Đây được xem là lợi thế của GDT vì nhờ nó mà công ty có thêm nhiều nguồn khách hàng so với các doanh nghiệp chỉ sử dụng gỗ rừng tự nhiên và gỗ nhập khẩu. Các doanh nghiệp đó thường đau đầu với bài toán khủng hoảng logistics, đứt gãy nguồn cung hoặc giá vận chuyển tăng, trong khi GDT do nhận thức được điều này từ rất sớm nên đã lựa chọn đúng và tự chủ được nguồn nguyên liệu từ chính trong nước, bà Nguyễn Hà Ngọc Diệp, Phó Tổng GDT cho hay.

Đặc biệt, hiện nay người tiêu dùng bắt đầu hiểu và ý thức việc từng người góp phần bảo vệ môi trường bằng hành động không mua, không sử dụng những sản phẩm được chế biến từ nguồn gỗ rừng tự nhiên. Thậm chí, một số thị trường lớn trên thế giới còn đặt ra chỉ tiêu bắt buộc nguồn nguyên liệu nhất định phải có chứng chỉ xuất xứ.

Điển hình như EU là thị trường không chỉ đòi hỏi rất cao về thiết kế, đầu tư cho nhà máy sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng, yếu tố rất quan trọng hiện nay EU đang nhắm tới đó là nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu rõ ràng, hợp lệ, có chứng chỉ như FSC, FLEGT…

Do đó, không ít doanh nghiệp chế biến gỗ đã bị giới hạn đầu ra, đơn hàng bị teo tóp hoặc khó khăn tìm kiếm nguồn gỗ nguyên liệu phù hợp với yêu cầu mới này của khách hàng. 

Có lẽ từ ý thức đúng đắn trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu cây trồng này mà đơn đặt hàng và doanh thu của GDT luôn ổn định và tăng trưởng trong nhiều năm. Và thậm chí trong giai đoạn khó khăn như năm 2021, công ty vẫn vượt kế hoạch kinh doanh đặt ra với doanh thu hơn 338,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 60,8 tỷ đồng, chiếm gần 18% tỷ trọng doanh thu, một tỷ trọng cao khá bất ngờ giữa bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

Tiếp đến năm 2022, bất chấp những tác động còn dư âm của dịch COVID-19 tình hình kinh doanh của GDT vẫn rất khả quan khi hơn 50% kế hoạch đơn hàng đã được ký kết, tương đương đơn hàng đã được phủ dài đến tháng 6, tháng 7/2022.
Công ty kỳ vọng doanh thu thuần năm nay sẽ đạt 500 tỷ đồng, tăng 48%, lợi nhuận sau thuế đạt 94,3 tỷ đồng, tăng 55% so với thực hiện năm 2021.
Một bước tiến mới được vạch ra: Nguồn nhiên liệu sạch sẽ là “chứng chỉ bắt buộc” trong tương lai
Sự đúng đắn trong việc chọn lựa nguồn nguyên liệu đã được minh chứng, tầm nhìn của ban lãnh đạo GDT lại tiếp tục phóng xa và nhận thấy rằng vấn đề nguồn “nhiên liệu sạch” sẽ tiếp tục là một điều kiện tiên quyết đối với doanh nghiệp trong tương lai.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyên, Phó Tổng giám đốc phụ trách Hành chính nhân sự cho biết ban lãnh đạo đã thông qua kế hoạch khẩn trưởng thực hiện càng sớm càng tốt việc đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại các nhà máy, trước mắt là tại nhà máy số 3 tại thị xã Tân Uyên, Bình Dương, cho dù chi phí đầu tư này không hề nhỏ.

Xuất phát điểm của quyết định chi hàng tỷ đồng vào việc đầu tư này là do doanh nghiệp ý thức rằng nhiệt điện, thủy điện đang bộc lộ những bất cập, trong khi điện mặt trời lại khắc phục được nhược điểm đó và sẽ trở thành nguồn dien dự trữ vua hữu ích, vua “sạch” cho doanh nghiệp và cho xã hội trong thời gian tới.

Cụ thể, theo bà Huyền phân tích với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay nguồn điện sẽ ngày càng thiếu hụt, việc tiếp tục sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ… ngày càng cạn kiệt, thuỷ điện kéo theo nhiều hệ luỵ trong khi năng lượng mặt trời lại gần như không điều có hạn chế, do đó, loại hình điện năng này đang được khuyến khích phát triển với nhiều ưu điểm như giảm tải cho điện lưới vào mùa khô và giờ cao điểm ban ngày, bổ sung điện cho điện lưới quốc gia, hạn chế nguy cơ thiếu điện…

Thế cho nên, đại diện GDT nhận định rằng việc sử dụng điện năng lượng mặt trời là một quyết định đúng, bởi đây là một nguồn năng lượng xanh, sạch, vô tận từ tự nhiên và xu hướng hiện nay là phát triển công nghiệp, kinh doanh, sản xuất phải đi cùng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường… nên phát triển điện mặt trời sẽ trở thành một xu thế tất yếu. Từ đó, nếu được tận dụng tốt, nó sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trên thị trường.

Đặc biệt xu hướng tiêu dùng hiện nay mọi người ngày càng quan tâm, ủng hộ các sản phẩm được sản xuất “xanh” từ nguồn năng lượng sạch, các đối tác cũng yêu cầu về phát triển bền vững, sản xuất song song với bảo vệ môi trường nên việc lắp đặt điện mặt trời tại nhà xưởng sẽ xây dựng thương hiệu “xanh”, giúp doanh nghiệp đến gần khách hàng và cạnh tranh hơn với các đơn vị cùng ngành, như cách mà GDT đã thành công khi làm nên sự khác biệt ở bài toán nguồn nguyên liệu.

“Kiên trì đeo bám định hướng là kim chỉ nam từ ngày đầu thành lập công ty, từ nguồn nguyên liệu cho đến nhiên liệu, chúng tôi đều hoạch định rõ ràng, thể hiện quan điểm kinh doanh, luôn chú trọng ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên cho hiện tại và cho cả thế hệ sau này.

Bởi chúng tôi nhìn về tương lai và tin rằng vào những năm 2030-2040 người tiêu dùng sẽ đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải sử dụng loại hình năng lượng xanh, sạch, an toàn để góp phần giảm ô nhiễm môi trường, cũng như bây giờ họ đòi hỏi chứng chỉ xuất xứ nguyên liệu gỗ, mà điều này đã được GDT chú trọng từ cách đây 30 năm”, bà Liễu chia sẻ.

Tuyết Diệu

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet